Bậc thang được chia đều cho các đợt thang, hoặc bố trí theo kiểu đợt nhiều đợt ít, tùy mặt bằng. Giữa hai đợt thang, “chân nghỉ” không có bậc, nhưng nền nhà hẹp vẫn có thể đặt thêm vài bậc, không nên chỉ đặt một bậc, dễ gây hụt hẫng.
– Cầu thang là đầu mối giao thông theo chiều cao và là bước đệm nối giữa các phòng trong nhà với nhau. Dùng cầu thang để làm đẹp căn nhà cần một không gian thoáng đãng và đủ sáng, cầu thang có thể “ngênh ngang” giữa nhà, hoặc uốn lượn, mềm mại góc phòng.
– Tùy bố cục mặt bằng mà bố trí cầu thang cho hợp lý. Nhà loại sang, phòng khách ở tầng 2, có cầu thang riêng lên tận phòng, các tầng khác vẫn chung một cầu thang.
Cũng có thể thiết kế cầu thang phụ, trong hoặc ngoài nhà, bên cạnh cầu thang chính.
– Cầu thang liền một dải rất ít làm vì quá dài, mà nên cách điệu, chia thành hai đợt hoặc theo hình chữ U, 3 đợt. Khoảng giữa thường không có bậc thang, gọi là “chiếu nghỉ” (lên tới sàn nhà gọi là “chiếu tới”). Cầu thang hình tròn khó vận chuyển đồ đạc, lên xuống hình xoáy ốc dễ chóng mặt, chỉ dùng ở những vị trí ít đi lại, tăng tính “lãng mạn” cho ngôi nhà.
– Bậc thang được chia đều cho các đợt thang, hoặc bố trí theo kiểu đợt nhiều đợt ít, tùy mặt bằng. Giữa hai đợt thang, “chân nghỉ” không có bậc, nhưng nền nhà hẹp vẫn có thể đặt thêm vài bậc, không nên chỉ đặt một bậc, dễ gây hụt hẫng.
Xem thêm: Sự quan trọng trong trong việc lựa chọn và phối màu nội thất
– Ðộ dốc cầu thang lớn tiết kiệm được diện tích nhưng đi lại khó khăn, nhưng nếu bố trí thoải mái sẽ tốn nhiều diện tích và “nhỡ” bước chân. Tuy nhiên, cầu thang phụ, độ dốc có thể rất lớn. Cái gốc của cầu thang là bậc thang: chiều cao (h) và chiều rộng bậc (b), theo kinh nghiệm phải đảm bảo:
2h + b = 60cm + 20cm.
– Góc dốc nơi cầu thang chính trong nhà là 25 – 33o ứng với h = 14,5cm, b = 31cm đến h = 17,5 cm, b = 26cm.
– Tốt nhất nên để ở khoảng giữa các thông số trên: h = 15,5cm,16cm và b = 29cm, 28cm; góc dốc khoảng 28o.
– Nhà lắp ghép tấm lớn ở Hà Nội, bậc thang có h = 12cm, b = 32cm, với vệt dắt xe ở giữa thuận lợi cho việc lên xuống, nhưng hơi nhỡ bước chân.
Cầu thang xuống tầng hầm, lên gác xép, lên mái nhà, do ít sử dụng có thể lấy độ dốc lớn hơn h= 20m, b = 20m hoặc h = 25m, b = 12m, để tiết kiệm mặt bằng.
– Cầu thang là thành phần chính trong bố cục mặt bằn11g và không gian nhà ở, khi thiết kế nên chú ý đến thuyết phong thủy.Là khoảng không gian nối thông các tầng nhà và là nơi dẫn khí từ tầng này lên tầng kia, đòi hỏi cầu thang phải rộng rãi, sáng sủa; nếu tối tăm, tù túng, vượng khí bó chặt. Không nên đặt cầu thang giữa nhà. Cầu thang chạy thẳng ra cửa ra vào chính làm cho khí tốt nhưng tiền của “chảy” mất. Khắc phục bằng cách: uốn cong mấy bậc đầu, vừa cách điệu, vừa hợp phong thủy.
– Cầu thang uốn hình cánh cung sẽ giúp cho khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu xoáy trôn ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai, nguy hiểm.
Bậc thang chỉ có tâm nằm ngang, không có tâm đứng, hở bậc, thiết kế như vậy là vượng khí thoát ra ngoài, giống như lỗ hổng trong nhà, đều không tốt.
Nên lỡ chạm phải điều cấm kỵ thì khắc phục bằng tấm gương, khánh nhạc, chậu cây, hoặc đèn sáng, tùy trường hợp cụ thể.
– Tổng số các bậc thang phải điều hoà cho phù hợp với chiều cao nhà. Gần đây có thói quen lấy 4 từ “sinh, lão, bệnh, tử” làm chuẩn, sao cho tổng số bậc mỗi tầng chia hết cho 4, số dư ứng với mỗi từ, “1”-“sinh”, “2”-“lão”; “3”-“bệnh”. Nếu chia hết thì bậc cuối cùng (sàn tầng trên) rơi vào chữ “tử”, nhưng nếu thừa “1” rơi vào “sinh” thì liệu có phù hợp với chủ trương “1 đến 2 con”? Do đó, số bậc chia chẵn cho 4, còn dư “2” là bậc cuối cùng, rơi đúng vào sàn nhà tầng trên, ứng với từ “lão” có lẽ là hay nhất.
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét